Bàn giao cho hải quân PLAN Liêu_Ninh_(tàu_sân_bay)

Tập tin:PLAN Liaoning (16).jpgPLAN Liaoning (16)

Ngày 23 tháng 9 năm 2012, tại cảng Đại Liên, tàu Liêu Ninh đã được bàn giao cho hải quân Trung Quốc[36] và ngày 25 tháng 9 cùng năm, tàu được ra mắt với sự có mặt tham dự của hai ông Hồ Cẩm ĐàoÔn Gia Bảo[37]. Dù vậy giới quan sát cho rằng chiến hạm này giống với một bước đi mang tính biểu tượng để mang lại thanh thế cho hải quân Trung Quốc, hơn là một sự thay đổi tức thời về chất của binh chủng này vì vẫn thiếu các chiến đấu cơ hoạt động cùng tàu sân bay khi mà không thấy một đơn vị chiến đấu hay máy bay nào cùng ra mắt với tàu và chiếc J-15 vẫn đang trong giai đoạn phát triển chưa có năng lực được kiểm chứng[38]. Và một rắc rối khác của tàu là cáp hãm đà và thiết bị thu hồi cáp, Trung Quốc đã muốn mua từ Nga nhưng do tránh việc bị sao chép nên Nga đã từ chối bán nên Trung Quốc đã phải tự xoay xở để có cáp gắn trên tàu dù là theo bất cứ cách nào như tự phát triển, sao chép, tận dụng hay mua lại từ bên ngoài nhưng chất lượng thì chưa rõ. Dù vậy tàu đã được tuyên bố là sẽ chủ yếu được sử dụng để huấn luyện nhằm chuẩn bị cho các tàu sân bay do chính Trung Quốc sản xuất trong tương lai.

Mặt sàn và cách bố trí có giới hạn, trong khi J-15 cần phải chạy khoảng một nửa chiều dài tàu chiến mới có thể chuẩn bị đủ cho việc cất cánh, báo cáo trích dẫn lời Bitzinger nói, "Điều này sẽ làm cho nó trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể, để thực hiện việc đồng thời cất và hạ cánh". J-15 đang gặp chỉ trích về vấn đề tải trọng của mình trên tàu sân bay. Nếu nó mang 12 tấn thì không thể nào cất cánh lên được từ tàu sân bay và nếu nạp nhiên liệu đầy thì nó lại chỉ có thể mang được hai tấn vũ khí. Bán kính tác chiến chỉ gói gọn trong 120 km. Điều này dẫn đến việc sẽ cần một lượng lớn J-15 cho một nhiệm vụ đơn giản[39].

Trưa 15/8/2013, chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc này đã rời Thanh Đảo triển khai đợt thí nghiệm nghiên cứu khoa học và huấn luyện trên biển lần thứ ba. Thay vì về Thanh Đảo, tàu sân bay Liêu Ninh phải trở về nơi sản xuất là nhà máy đóng tàu Đại Liên. Việc này làm dấy nghi vấn Liêu Ninh đã xuất hiện vấn đề nghiêm trọng, cần phải sửa chữa quy mô. Không sớm thì muộn chiếc tàu sân bay này sẽ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Điều mấu chốt là chất lượng thép sử dụng để chế tạo tàu Liêu Ninh không giống nhau, cho nên, thời gian tới, nhiều khả năng thân tàu sẽ bị biến dạng và mất thăng bằng. Đến khi đó, việc đóng mới một con tàu còn hiệu quả và an toàn hơn là sửa chữa con tàu cũ này. Dù vậy sau khi sửa chữa xong thì tàu tếp tục được đưa đi thử nghiệm nhưng vẫn chưa thể trực chiến[40].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Liêu_Ninh_(tàu_sân_bay) http://maritimesecurity.asia/free-2/maritime-secur... http://maps.google.ca/maps?f=q&hl=en&geocode=&q=da... http://eng.mod.gov.cn/TopNews/2011-07/27/content_4... http://cnair.top81.cn/Ka-31_Z-8AEW.htm http://www.asahi.com/english/Herald-asahi/TKY20081... http://heresthenews.blogspot.com/2011/07/china-air... http://www.china-defense-mashup.com/?p=404 http://flot.com/news/navy/index.php?ELEMENT_ID=870... http://maps.google.com/maps?hl=en&ie=UTF8&t=h&ll=3... http://www.highbeam.com/doc/1P1-47883439.html